Hôm nay,  

Lê Kim, Người Di Dân Việt Đầu Tiên Tại Mỹ

22/10/200200:00:00(Xem: 7492)
Bài thứ 1: Trong Loạt Bài Người Việt Tại Hoa Kỳ

Lời nói đầu: Ngày 18 tháng 10-2002, nhân dịp cơ quan IRCC tổ chức kỷ niệm 26 năm hoạt động, chúng tôi sẽ công bố dự án sưu tầm các tài liệu và di sản dành cho Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân tại San Jose. Một nhãn hiệu mang ý nghĩa cổ võ cho dự án đã được đặt ra: "Đem quá khứ vào tương lai." Trong kỳ kiểm kê dân số người Việt Nam 2000 vừa qua, chúng ta có hơn một triệu người ở Hoa Kỳ. Bao gồm cả số người di tản năm 1975, sau đó là Boat People, rồi tù chính trị, ODP, con lai... Tuy nhiên, thời kỳ thuyền nhân đã mang dấu ấn bi thảm nhất nên được đặt tên cho bảo tàng viện để gọi chung giai đoạn lịch sử mở đầu con đường người Việt đến Mỹ. Những năm trước 1975 là lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa và sau 1975 là sự hình thành của người Việt tại Mỹ trong một phần tư thế kỷ, để rồi đến những giai đoạn nối tiếp mãi mãi về sau.
Nhân dịp sưu tầm và đọc lại tài liệu cũ, chúng tôi xin bắt đầu bằng một bài viết về người Việt đến Hoa Kỳ đầu tiên, năm 1849, cách đây hơn 150 năm.
Đó là cụ Lê Kim - Trần Trọng Khiêm (1821 - 1866) không những cụ đến Hoa Kỳ mà lại còn theo đoàn người tìm vàng Tây tiến về Cali. Sau cùng cụ đã tìm việc làm và dự trù định cư như một di dân.
Tài liệu phỏng theo công trình sưu khảo của học giả Nguyễn Hiến Lê (1921 - 1989). Báo Daily Evening (SF) trong các năm 1850-1853 và tác phẩm California 1850 của Jamice Marschver.
CUỐN SÁCH VIẾT 42 NĂM
Theo ngoại sử, vào đầu thập niên 1870 sứ thần Việt Nam là Bùi Viện đã dẫn phái bộ sang Hoa Kỳ theo ngả Hồng Kông. Vào thời đó, vị đại sứ Việt Nam, nếu chúng ta có thể gọi như vậy, người quê ở Kiến Xương, Thái Bình đã vào yết kiến Tổng thống Grant tại Hoa Thịnh Đốn để xin viện trợ. Rất tiếc việc không thành, và mối giao tình Việt - Mỹ cũng không có cơ hội phát triển.
Một trăm năm sau, vào thời điểm của những năm 1970, đại sứ Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta là ông Bùi Diễm cũng không thành công trong việc xin Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ miền Nam Việt Nam.
Lịch sử quả nhiên cũng có những dấu vết tình cờ đặc biệt. Cụ Bùi của thế kỷ 18 đi tàu biển mất 3 tháng đến Mỹ xin viện trợ kỹ thuật. Cụ Bùi của thế kỷ 19 từ Sài Gòn đến Hoa Thịnh Đốn đi máy bay chỉ mất có 1 ngày để xin viện trợ quân sự. Câu trả lời cũng giống nhau. Sự từ chối của Hoa Kỳ 100 năm sau đã là nguyên do của hơn 1 triệu người Việt định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, khi sưu tầm về câu chuyện người Việt nào đầu tiên đến Mỹ thì vị đó không phải là cụ Bùi Viện của năm 1870.
Trước đó 20 năm, một người Việt Nam tên là Lê Kim đã đến Hoa Kỳ với tư cách là một di dân đi tìm đất mới. Đó là thời điểm của năm 1849. Qua năm sau, 1850 California mới chính thức trở thành tiểu bang thứ 31 của Hiệp Chủng Quốc.
Câu chuyện về cụ Lê Kim đã được học giả Nguyễn Hiến Lê sưu tầm và viết thành cuốn "Con Đường Thiên Lý." Tài liệu tác giả phỏng theo là cuốn tiểu thuyết Pháp có tên là "Le Ruée Vers L'or" của René Lefevre.
Cuốn tiểu thuyết kỳ thú của học giả Nguyễn Hiến Lê hoàn toàn dựa trên các dữ kiện lịch sử đã được tra cứu bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ con cháu họ Trần từ năm 1930 tại quê hương của cụ cố Trần Trọng Khiêm tại miền Bắc. Những trang cuối của tác phẩm đã viết thêm về buổi gặp gỡ của tác giả với người cháu bảy đời của cụ Lê tại Sài Gòn vào năm 1972.
Như vậy tác giả Nguyễn Hiến Lê đã trải qua 42 năm mới hoàn tất "Con Đường Thiên Lý" về cuộc đời của một nhân vật lịch sử từ họ Trần miền Bắc đến họ Lê miền Nam.
NHÂN VẬT LÊ KIM
Trong cuốn tự điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quốc Thắng xuất bản tại Việt Nam mới đây đã viết về cuộc đời của Lê Kim, phỏng theo tài liệu của Nguyễn Hiến Lê như sau:
Lê Kim, nguyên tên là Trần Trọng Khiêm (1821 - 1886).
Ông là người Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ trước cả nhà ngoại giao Bùi Viện. Khi đi ra nước ngoài ông đổi tên là Lê Kim (sách La Ruée Vers L'or chép là Kim Lee). Ông là em nhà nho Trần Mạnh Trí, quê làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú).
Thuở nhỏ ông học ở quê nhà, nổi tiếng thông minh, hay chữ, nhưng không theo con đường cử nghiệp. Năm 20 tuổi lập gia đình (vợ người họ Lê cùng làng) rồi theo nghề buôn bán gỗ, nên có điều kiện giao thiệp với các thương gia Hoa kiều ở Bạch Hạc (Việt Trì), Phố Hiến (Hưng Yên).
Năm 1843, vợ ông bị tên cai tổng thủ tiêu vì hắn thâm thù không cưới được bà. Ông giết tên cai tổng trả thù cho vợ rồi bỏ nhà đi biệt tích. Sau đó, ông xuống Hưng Yên làm ăn, rồi xung vào các đoàn tàu buôn nước ngoài làm thủy thủ qua Hương Cảng, Anh, Hòa Lan... Cuối cùng ông đến Hoa Kỳ khoảng năm 1850. Tại đây, ông cùng với một số người nước khác (Mễ Tây Cơ, Hòa Lan, Canada, Anh, Mỹ...) đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Đến miền Sacramento ông chỉ đi đào vàng một thời gian ngắn rồi về San Francisco làm nhân viên cho tòa soạn báo Daily Evening. Năm 1854 ông trở về Hương Cảng nhập tịch Trung Hoa.


Khoảng năm 1855, ông quay về, ngụ ở miền Nam. Tại đây ông là một trong vài người đứng ra khai phá lập nên làng Hòa An (Làng Hòa An thuộc Phú Tân Thành, tỉnh Định Tường, nay thuộc tỉnh Sa Đéc, Đồng Tháp), lập gia đình với người tại địa phương họ Phan có hai con.
Năm 1864, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, Nam kỳ, ông cùng Thiên Hộ Dương (tức Võ Duy Dương) mộ nghĩa quân chống Pháp xâm lược đặt căn cứ ở Đồng Tháp Mười. Ông chỉ huy một toán nghĩa quân, đánh thắng quân Pháp nhiều trận ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, Cai Lậy... Tương truyền các công sự chiến đấu ở Tháp Mười là do ông vẽ kiểu mô phỏng theo các đồn canh của Đại úy Sutter người Canada xây dựng ở California gọi là đồn Sutter. (Sau này khi qua đời, ông Sutter được chính phủ Hoa Kỳ phong quân hàm đại tướng.)
Về sau tướng Pháp là De Lagrandière đem quân đàn áp ác liệt ở Tháp Mười, ông Lê Kim hy sinh tại trận năm 1866, hưởng dương 45 tuổi. Thi hài ông được nghĩa quân chôn cất tại Đồng Tháp.
NGƯỜI DI DÂN GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TẠI CALI
Như vậy cụ Lê Kim lúc còn ở quê miền Bắc tên thật là Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 đã rời đất nước đi làm thủy thủ tàu buôn Tây phương. Ra đi với tên họ mới là Lê Kim và trong sách ghi là Kim Lee, vì thường lẫn với người Tàu. Làm việc trên thương thuyền hơn 5 năm, qua Hồng Kông, Ma Cao, Âu Châu rồi đến Hoa Kỳ. Nhờ giao thiệp với giới thương hồ quốc tế nên thanh niên Lê Kim nói được tiếng Tàu, Anh, Pháp và Hòa Lan.
Trong cuốn sách viết về lịch sử của đoàn người đi tìm vàng người ta ghi nhận có tên Kim Lee xuất hiện lần đầu tại New Orleans, tiếp theo là tại St. Louis.
Đoàn người thành lập bởi một nhà mạo hiểm gốc Canada tên là Mark ("). Các người tình nguyện gia nhập phải công của và tiền bạc. Kim Lee đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Tổng cộng có 60 người cùng khởi hành. Ông Lê Kim được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lãnh Mark và thông ngôn tiếng Hòa Lan, tiếng Tàu, tiếng Pháp. Ông cho Mark biết là ông nói được một thứ ngôn ngữ khác nữa (Việt Nam) nhưng đoàn không cần đến.
Thoạt tiên từ bờ biển phía Nam Đại Tây Dương tại cảng New Orleans, Lê Kim đi tàu ngược dòng sông Mississippi lên phía Bắc và tới thành phố St. Louis. Tại đây ông đã gia nhập vào đoàn của Mark. Đoàn lữ hành từ đó bắt đầu Tây tiến đi tìm vàng, cất tiếng hát bài ca nổi tiếng "Oh! Suzannah" rồi lên đường hướng về phía Tây Bắc qua Independence đến Laramie, Salt Lake City.
Đoàn người vượt sông Nebraska, vượt núi Rocky với rất nhiều gian nan vất vả. Nhiều người bỏ mạng dọc đường.
Trong suốt cuộc hành trình Lê Kim chứng tỏ rất tháo vát, anh hùng. Đặc biệt là ông xử sự rất tử tế và đàng hoàng, không một đoàn viên nào là không kính trọng. Lãnh tụ Mark rất tin tưởng. Khi đến Salt Lake City, đoàn người bất đồng ý kiến chia làm hai toán. Đa số người Mễ đi theo đường hướng Bắc. Chỉ còn 14 người gồm có thủ lãnh Mark, Lê Kim v.v... đi về hướng Tây Nam vượt qua sa mạc để vào miền Sacramento của California. Đây là đoạn hành trình gian khổ nhất đã giết chết rất nhiều người dọc đường.
Như vậy, cụ Lê Kim là người Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ và đặc biệt cũng là người đầu tiên đến California vào năm 1849. Lúc đó California mới chỉ là vùng hoang dã. Một năm sau, vào năm 1850, California gia nhập Hiệp Chủng Quốc. Đoàn của Mark khi đến đồn Sutter bên bờ sông Sacramento đã được mời vào trình diện đồn trưởng là Đại úy Sutter. Trong buổi hội ngộ lịch sử này Captain Sutter đã nói: "Có phải ông là người Trung Hoa không"" Lê Kim trả lời: "Tôi nói được tiếng Trung Hoa, nhưng tôi không phải là người Trung Hoa. Nước tôi bên cạnh nước Trung Hoa."
Sau đó Lê Kim và anh bạn Hòa Lan đi đào vàng, tuy nhiên họ chỉ làm thử một thời gian rồi trở về tìm việc làm ở San Francisco.
Năm 1849 Cựu Kim Sơn mới là một thành phố bừa bộn đang tái lập trật tự. Kim và anh bạn Hòa Lan phải dựng chòi ở dưới chân đồi ở tạm. Vài ngày sau Lê Kim nhận được việc làm tại tòa báo Daily Evening vì biết nhiều thứ tiếng nên dễ dàng đi thu lượm tin tức. Qua năm 1854 ông trở lại Việt Nam theo ngả Hồng Kông.
*
Đón coi bài số 2: Hành Trình Tây Tiến của Lê Kim vào năm 1849 từ St. Louis (Missouri) qua Sacramento (California).
Ngày đó đoàn người đi Cali có bài ca bất hủ "Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa, em Susan! Để anh đi Cali đào vàng. Chờ anh 2 năm anh sẽ trở về. Vàng đầy túi! Anh sẽ cất nhà cho em! Em Susan yêu quý!"
Và 150 năm sau, dân Việt di tản buồn, con cháu của cụ cũng từ Illinois, Tây tiến về California để "Nắng chiều hiu hắt, tên thành họ. Chờ đến hoàng hôn lãnh phút tem."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.